Tìm hiểu Bphone và 6 điều cần học từ Xiaomi

Khi tung sản phẩm, họ thực hiện các chiến dịch “Bán hàng chớp nhoáng”, bán một số lượng hạn chế trong một thời gian nhất định, tạo ra sự khan hiếm

Mặc dù hai kiểu tuyên bố có dung lượng niềm tự hào và mức độ khiêm tốn khác nhau, nhưng có vẻ chiến lược tiếp thị thì giống nhau. Cả hai đều chọn Iphone và Samsung là mục tiêu “công phá”. Quá sớm để đúc kết sự thành công từ chiến lược tiếp thị của Bphone, nhưng 6 bí quyết sau của Xiaomi có thể dùng để tham khảo cho Bphone.

1. Sản phẩm – không thể là một cú “nốc ao”

Cạnh tranh về giá không phải là điều mà Xiaomi chọn lựa là chiến lược cốt lõi. Điện thoại của họ có thể rẻ hơn Iphone, Samsung, nhưng cho đến nay không phải là rẻ nhất trên thị trường. Có hàng trăm loại điện thoại thông minh “Made in China” ngoài thị trường, nhưng tất cả đều là hàng kém chất lượng. Về cơ bản nhưng điện thoại này là bản sao chép từ Samsung với chất lượng tốt hơn.

Tung ra thị trường một loạt điện thoại chất lượng tốt và giá hợp lý giúp Xiaomi có tên trên bảng đồ thị trường điện thoại thông minh. Vỏ điện thoại mạnh mẽ, màn hình chất lượng cao và pin hợp lý đã giúp Xiaomi khác biệt những loại điện thoại rẻ tiền khác.

Với hệ điều hành MIUI được xây dựng trên cơ sở OS Android đã mang đến cho Xiaomi nhiều ứng dụng thú vị vì có nhiều lựa chọn phát triển. Cho dù sản phẩm là một tuyệt phẩm “không thể tin nổi” cũng không thể là cú “nốc ao” cho Iphone và Samsung.

2. Giá cả – Trả ít hiện tại, trả nhiều hơn trong tương lai

Xiaomi cũng nhận ra rằng, bán điện thoại với giá rẻ gần giá sản xuất không phải là một chiến lược lâu dài và bền vững, nhưng họ vẫn bắt chước một phần chiến lược của Amazon. Mặc dù Xiaomi liên tục được so sánh với Iphone, đặc biệt là nhà sáng lập Lei Jun cũng có phong cách và uy tín tạo được nguồn cảm hứng như Steve Jobs, nhưng nó vẫn được bán với giá rẻ hơn Iphone.

Lợi nhuận từ phần cứng rất ít nhưng họ có chiến lược rõ ràng để khai thác doanh số từ các ứng dụng gia tăng. Các kỹ sư của Xiaomi được khuyến khích thường xuyên nói chuyện với người tiêu dùng về sự hữu ích của các ứng dụng.

Trên mạng xã hội của Xiaomi, liên tục xuất hiện các ứng dụng mới. Rõ ràng khách hàng đã mua điện thoại với giá rẻ nhưng liên tục trả thêm tiền cho các ứng dụng và dịch vụ gia tăng.

3. Địa điểm – phải xây dựng được sức mạnh tại thị trường “nhà”

Mặc dù có nhiều tin đồn, Xiaomi thâm nhập thị trường Bắc Mỹ hay châu Âu, nhưng thực tế 97% lượng sản phẩm của họ được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc. Khi chiếm lĩnh mạnh mẽ thị trường nội địa, mục tiêu tiếp theo là thị trường Đông Nam Á và các quốc gia không khối BRIC. Mới đây, cựu giám đốc điều hành Google là Hugo Barra cũng mới gia nhập Xiaomi để thực hiện chiến lược này.

Có vẻ Xiaomi không vội vàng xâm nhập các thị trường mà Iphone và Samsung đang “làm mưa, làm gió”. Họ tập trung xây dựng thị phần tại thị trường nội địa để làm sức bậc chiếm lĩnh các thị trường đang phát triển khác. Họ cũng tránh xa thị trường châu Âu và Bắc Mỹ, nơi đang diễn ra cáo buộc nguy cơ an ninh mạng từ Xiaomi.

4. Thúc đẩy – Sức mạnh của truyền miệng

Khả năng tạo tin đồn trước khi tung ra sản phẩm của Xiaomi rất hiệu quả, nó đã tạo ra sự tò mò cho toàn xã hội. Những bài viết về Xiaomi có lượng “view” nhiều nhất, mọi người ai cũng nói về Xiaomi. Mạng xã hội thì tràn ngập hình ảnh CEO Xiaomi từ nghiêm túc đến hài hước.

Khi tung sản phẩm, họ thực hiện các chiến dịch “Bán hàng chớp nhoáng”, bán một số lượng hạn chế trong một thời gian nhất định, tạo ra sự khan hiếm của thị trường. Phương pháp này đã tạo ra tin đồn lên đến đỉnh điểm và lan rộng khắp Trung Quốc. Sức mạnh của truyền miệng đã giúp Xiaomi thăng hoa.

5. Quảng cáo – tận dụng mạng truyền thông xã hội

Xiaomi luôn chủ động và xây dựng thành công số lượng người hâm mộ khổng lồ trên mạng xã hội. Họ tích cực tham gia tương tác với khác hàng. Các kỹ sư luôn dành thời gian để trao đổi, giải thích các tính năng kỹ thuật hay các ứng dụng.

Các diễn đàn mà Xiaomi lập ra trở thành nơi cho người dùng trao đổi, cập nhật hay tải các ứng dụng mới. Lực lượng người hâm mộ của Xiaomi – MiFans trở thành các tín đồ truyền bá ứng dụng của họ.

6. Thương hiệu cá nhân – Giám đốc điều hành là bộ mặt của thương hiệu

Điều cuối cùng và cũng là quan trọng nhất của của chiến dịch tiếp thị Xiaomi chính là hình ảnh của Lei Jun – CEO của Xiaomi. Anh ta đã hoàn thành vai trò của mình một cách xuất sắc. Hình ảnh của anh đã đem đến cho thương hiệu tính chất mới mẻ và hiện đại.

Điều này rất hiếm thấy từ các giám đốc điều hành truyền thống khác của Trung Quốc. Lei Jun luôn được so sánh với Steve Jobs không phải là điều ngẫu nhiên. “Steve Jobs” Trung Quốc này đã tạo ra cảm hứng và ấn tượng đặc biệt trong giới trẻ của Trung Quốc.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *