Đánh giá tài chính doanh nghiệp cùng những rủi ro

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng các chuyên gia cũng sẽ không loại bỏ hoàn toàn những rủi ro, sai sót trong các báo cáo tài chính, vì dù sao

Giám đốc cũng như nhà điều hành của các công ty đang phải đối mặt với những rủi ro khi chính công ty của họ đưa ra hàng loạt bản báo cáo tài chính thiếu chính xác, kém minh bạch hoặc sai lệch hẳn thông tin.


Hơn nữa, những người chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát các báo cáo này không ai khác là các nhân viên kiểm toán và kế toán, thì chính họ lại bị giới hạn bởi khả năng để giảm thiểu rủi ro nêu trên.

Kết quả trông thấy của việc này là sự không hài lòng của các cổ đông và ban giám đốc, sự sụt giảm đột ngột của giá chứng khoán, và việc từ chức của hàng loạt những nhà điều hành cấp cao.

Để giảm thiểu rủi ro đã đề cập đến, các công ty có thể tận dụng nguồn nhân lực là các chuyên viên thẩm định giá, những người thực sự có chuyên môn trong việc đánh giá, thẩm định nguồn gốc cũng như giá trị của tài sản trên thị trường.

Những chuyên gia này dù là trong hay ngoài công ty thì việc sử dụng họ đã trở thành một thông lệ trong ngành bất động sản trên toàn thế giới và đang lan rộng ra cả trong ngành dầu lửa.

Ngày nay, các bản báo cáo tài chính ngày càng trở nên vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải ước tính, đánh giá một các chính xác hơn giá trị của các công cụ tài chính, các khoản trợ cấp, bảo hiểm y tế, cũng như sự hao hụt của tài sản, chẳng hạn như lợi thế thương mại (Goodwill)

Các công ty thường được yêu cầu phải đánh giá và ghi nhận một khoản mục tài sản hay công nợ theo “giá trị hợp lý” (fair value), thực chất là giá trị có thể nhận được khi bán một tài sản, hoặc giá trị phải thanh toán trong nghiệp vụ diễn ra giữa những chủ thể tham gia vào thị trường mà chính doanh nghiệp đó đang hoạt động.

Việc xác định giá trị hợp lý này cần tính đến một số nhân tố như lợi ích của tài sản đó mang lại cho các khách hàng tiềm năng, đồng thời cả những rủi ro khi nắm giữ nó.

Các bản báo cáo sử dụng kết quả đánh giá theo “giá trị hợp lý” ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt khi các chuẩn mực kế toán của Hoa Kỳ cũng trở nên tương thích với các đối tác quốc tế của họ. Mức độ sử dụng ở Mỹ hiện nay là rất lớn và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng lên trong tương lai.

Dù cho các doanh nghiệp có đầu tư tất cả những nguồn lực quan trọng sẵn có của mình để chuẩn bị các bản báo cáo đệ trình trước cổ đông hoặc nhà điều tiết, thì việc đánh giá giá trị tài sản hay các giao dịch có tính chất phức tạp vẫn không thể tránh khỏi những sai sót và dẫn đến gây tranh cãi.

Ví dụ như Fannie Mae là một công ty cho vay thế chấp của Hoa Kỳ, dù những bản báo cáo đánh giá giá trị hợp lý chứng khoán phái sinh của họ được các nhà điều tiết xem xét hết sức cẩn thận và kỹ lưỡng, nhưng họ cũng phải thừa nhận rằng công ty đã từng để xảy ra sai sót lên tới 6,3 tỷ lợi nhuận trong vòng 3 năm.

Một lý do đưa ra để giải thích cho những sai sót như vậy là việc các doanh nghiệp thường phó thác hoàn toàn công việc đánh giá tài chính cho các công ty kiểm toán.

Xác định giá trị của những tài sản giao dịch và các khoản công nợ khá phức tạp, đòi hỏi phải có những chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Từ đó, các nhà quản lý cần cân nhắc tới việc phát triển đội ngũ chuyên gia trong nội bộ doanh nghiệp và trong một số trường hợp quan trọng có thể bổ sung thêm nguồn nhân lực thuê ngoài.

Việc ngày càng có nhiều công ty thuê các chuyên gia thẩm định giá bên ngoài doanh nghiệp để xác định giá trị hợp lý của tài sản đã chứng minh lợi ích mà nó đem lại cho các công ty bất động sản quốc tế: Theo một nghiên cứu của chúng tôi (thực hiện bởi Riedl), các nhà đầu tư nhận thấy việc sử dụng nguồn lực là chuyên gia thẩm định bên ngoài sẽ tiết kiệm chi phí cho công ty hơn, bởi các kết quả mà họ thực hiện thậm chí còn có độ tin cậy cao hơn so với kết quả do các chuyên gia nội bộ thực hiện.

Ngành dầu khí cũng tiếp nối lĩnh vực bất động sản, những công ty như Hess và Canadian Natural Resources gần đây đều thực hiện thuê ngoài các kỹ sư dầu lửa và một số chuyên gia khác để đánh giá trữ lượng dầu mỏ.

Việc sử dụng nguồn nhân lực ngoài doanh nghiệp này trở nên phổ biến từ năm 2004, thời điểm đó Tập đoàn Dầu mỏ Royal Dutch Shell, vốn không sử dụng bất kỳ chuyên gia bên ngoài nào, đã loan báo rằng sẽ hạ bớt mức dự trữ dầu từng công bố xuống gần 25% – khoảng trên 4,5 tỷ thùng.

Những thú nhận tiếp theo của Shell về vấn đề này đã đẩy công ty đến việc phải chịu một khoản tiền phạt gần 150 tỷ đô, cùng với sự từ chức của hàng loạt các giám đốc cấp cao, kể cả Philip Watts, Chủ tịch tập đoàn.

Lời khuyên mà chúng tôi đưa ra là các nhà quản lý cần xem xét một cách hết sức thận trọng các bản báo cáo tài chính của công ty để đảm bảo rằng những vị chuyên gia thực hiện việc đánh giá này, dù là trong hay ngoài doanh nghiệp thì đều làm việc một cách độc lập và nghiêm minh.

Xác định nhu cầu của công ty xem có cần thuê các chuyên gia bên ngoài hay không cũng cần được bàn bạc cẩn thận giữa Ban kiểm toán nội bộ và Giám đốc Tài chính hoặc một vài vị Giám đốc khác, trong đó có cân nhắc tới quy mô của dự án trước mắt.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng các chuyên gia cũng sẽ không loại bỏ hoàn toàn những rủi ro, sai sót trong các báo cáo tài chính, vì dù sao nó cũng dựa trên đánh giá chủ quan của họ.

Chính vì thế, bản thân các doanh nghiệp cần tiếp cận với bài báo cáo một cách toàn diện, bao gồm cả thông cáo báo chí, trong đó sẽ tiết lộ một số giả định quan trọng cùng với tác động của chúng tới kết quả của việc đánh giá.

Họ cũng cần đảm bảo rằng các động cơ nội bộ doanh nghiệp sẽ không khuyến khích việc làm thiên lệch những kết quả đánh giá đó. Những biện pháp tiếp cận kết hợp với nhau một cách hợp lý có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những sai sót trong các bản báo cáo.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *